Mang thai có nên dùng nước hoa không?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng nước hoa không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Điều cần biết sử dụng nước hoa khi mang thai

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ vẫn có thể sử dụng nước hoa khi mang thai, nhưng phải chắc chắn đó là loại nước hoa không chứa thành phần gây hại cho sự phát triển của thai nhi, nhất là ở tuần thai thứ 8  và 14 vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục.

Một số chất trong nước hoa như cồn, carbon, acetone,  benzen nếu tích tụ nhiều trong thời gian mang thai sẽ có thể dẫn đến bất thường tinh hoàn ở bé trai, tăng nguy cơ ung thư  “cậu nhỏ” và suy giảm số lượng tinh trùng về sau.
Mang thai có nên dùng nước hoa không?

Vậy nên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tốt nhất là bạn không nên sử dụng nước hoa trong giai đoạn đầu mang thai. Bạn có thể sử dụng những mùi hương tự nhiên để thay thế nước hoa như hương bạc hà, quế, chanh, gừng… Chúng tuyệt đối an toàn với phụ nữ mang thai và còn có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén.

Cũng xin nói thêm với bạn rằng, không ít chị em khi mang thai thường có thói quen sử dụng tinh dầu thơm thay vì dùng nước hoa. Điều này cũng không được các bác sĩ khuyến khích, bởi lẽ tinh dầu dùng để thoa trực tiếp lên da, vậy nên có thể hiểu đơn giản rằng mức độ ảnh hưởng của nó sẽ khá cao. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu.

Khi chọn mua nước hoa, bà bầu cũng cần nhớ thử phản ứng trên da để chắc chắn loại nước hoa đó không gây kích ứng da, xem hạn dùng và thành phần có trong lọ nước hoa đó.

Mang thai có nên dùng nước hoa không?

- Gây bệnh hen suyễn. Tư liệu cho thấy, chỉ riêng nước Mỹ đã có 75% (khoảng 9 triệu bệnh nhân) người mắc bệnh hen suyễn có liên quan đến nước hoa, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

- Ảnh hưởng đến trí nhớ. Trong môi trường khép kín, nếu sử dụng loại nước hoa không rõ xuất xứ lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức não bộ, có thể khiến cho trí nhớ bị giảm.

- Thành phần hóa học trong nước hoa cũng có tác dụng thông qua mạch máu. Khi mùi hương thông qua miệng, mũi, da đi vào cơ thể, rồi thông qua mạch máu truyền đến các cơ quan khác khiến cho người có thể chất mẫn cảm dễ bị đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy nước mắt, tức ngực.

- Thành phần cồn trong nước hoa có thể làm cho tâm trạng xuống dốc, cũng ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

- Thành phần xạ hương trong nước hoa có thể gây hư thai.

Trên thực tế cho đến hiện tại thì thị trường vẫn chưa có loại nước hoa chuyên dụng cho thai phụ. Bởi vì đã là nước hoa thì chắc chắn có các thành phần tạo hương cần thiết, các loại tinh dầu thơm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, các chị em hãy tạm rời xa nước hoa trong 9 tháng mang thai để bảo đảm an toàn cho bản thân và đứa con của mình nhé.
More aboutMang thai có nên dùng nước hoa không?

Mang thai có nên dùng tinh dầu không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng tinh dầu không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là chất lỏng được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của cây, như phần lá, hoa, cành, vỏ của trái cây và vỏ cây. Những tinh chất dầu bên trong giúp bảo vệ cây khỏi sâu bệnh cũng có thể giúp phụ nữ mang thai cảm thấy khỏe hơn, cả về sức khỏe và tinh thần. Tinh dầu được chiết xuất từ các loại cây hay hoa khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau. Nhìn chung, lợi ích của tinh dầu là giúp mẹ bầu cảm thấy ổn hơn trong suốt thời kỳ mang thai, làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Mang thai có nên dùng tinh dầu không?

Mang thai có nên dùng tinh dầu không?

Tinh dầu giúp mang lại cảm giác dễ chịu trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với hương thơm hoặc có người thân trong gia đình dị ứng với chúng, hãy cẩn thận trong khi sử dụng.

Trường hợp bạn còn nghi ngờ về điều này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và thử trước khi sử dụng.

Các loại tinh dầu tốt cho thai kỳ bao gồm:

Hoa cúc: Giúp khử trùng, giảm đau, giảm sự co thắt, kháng viêm. Loại tinh dầu này còn giúp xoa dịu các chứng đau cơ, đau đầu, đau răng và chứng khó tiêu.

Khuynh diệp: Có tác dụng khử trùng, kháng sinh, giảm đau, kháng viêm và chống virus. Loại này đặc biệt tốt cho hô hấp.

Oải hương: Có tính năng sát khuẩn, giảm đau, chống suy nhược, xoa dịu và mang lại cảm giác thư giãn. Nó còn giúp làm dịu các chứng đau nhức trong thời kỳ mang thai, kích thích sự tái tạo tế bào mới.

Bưởi: Giúp tiêu hóa tốt, cầm máu và giữ ẩm.

Trà xanh: Có tác dụng khử trùng, sát khuẩn, chống vi rút, tẩy uế và trị liệu nấm da.

Quýt: Khử trùng, tạo sự sảng khoái, thư giãn, xoa dịu chân và massage mắt cá chân.

Một số điều cần lưu ý khi áp dụng liệu pháp tinh dầu trong lúc mang thai

Để sử dụng các loại tinh dầu một cách an toàn trong khi mang thai, một số hướng dẫn an toàn sau đây cần phải được tuân theo:
Nên thận trọng khi sử dụng nếu bị dị ứng: hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng.

Pha loãng tinh dầu: Tinh dầu tự nhiên nguyên chất cần phải được pha loãng trước khi sử dụng để xoa bóp với nồng độ khoảng 2% (tương đương với khoảng 10 giọt tinh dầu pha với 2 thìa dầu nền). Nếu sử dụng trong khi tắm bồn thì hoà vào nước tắm khoảng 6 – 10 giọt trước khi vào bồn tắm. Nếu sử dụng để chườm nóng thì pha 3 – 6 giọt tinh dầu vào một bát nước ấm và dùng khăn thấm nước để chườm nóng.

Hạn chế hoặc tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu trong ba tháng đầu của thai kỳ: Trong giai đoạn này, bào thai đang dần được hình thành nên tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu. Cần hỏi thêm tư vấn của Bác sỹ.

Chú ý tránh sử dụng các loại tinh dầu được xem là chống chỉ định khi mang thai: Một số loại tinh dầu có thể gây rối loạn đông máu hoặc tăng co rút không được áp dụng cho phụ nữ lúc mang thai.

- Một số loại tinh dầu sau không nên sử dụng trong giai đoạn này: Húng quế (Basil), Tuyết tùng(Cedarwood), Quế (Cinnamon), xô thơm (Clary sage – có thể sử dụng trong khi sinh), Đinh hương(Clove), Cây bách (Cypress – có thể sử dụng sau tháng thứ 5 của thai kỳ), Thì là (Fennel), Nhài (Jasmine – có thể dùng trong khi sinh), Bách xù (Juniper), Cỏ chanh/Sả chanh (Lemongrass), Bạc hà (Peppermint),Hương thảo (Rosemary), Kinh giới ngọt (Sweet marjoram), Cỏ Xạ hương (Thyme).
More aboutMang thai có nên dùng tinh dầu không?

Mang thai có nên dùng thuốc nhỏ mắt không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng thuốc nhỏ mắt không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Mang thai có nên dùng thuốc nhỏ mắt không?

Chúng ta đều biết rất nhiều thuốc ảnh hưởng không tốt cho thai, nhất là thai ở giai đoạn từ 0-3 tháng, khi mà các cơ quan trong cơ thể bé còn non nớt và đang được kiến tạo. Giai đoạn này thai rất nhạy cảm với thuốc mà mẹ dùng và cả bệnh tật của mẹ nữa.
Mang thai có nên dùng thuốc nhỏ mắt không?

Do đó, khi mắc các bệnh về mắt, trong những trường hợp cụ thể như đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, tắc mạch máu võng mạc... nên tránh hoặc hạn chế tối đa dùng thuốc đối với bệnh nhân đang có thai trong 3 tháng đầu.

Trong những trường hợp bất khả kháng, bệnh tật có thể làm giảm thị lực hoặc mù lòa, nên đi khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ, dược sĩ. Chính nội dung tờ hướng dẫn dùng thuốc sẽ giúp thai phụ tự tin hơn cho việc quyết định có dùng thuốc hay không.

Một số tờ hướng dẫn có nội dung đại loại như nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Đây thực sự là điều làm các bác sĩ nhãn khoa đau đầu. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có nghiên cứu nào thuyết phục chứng tỏ thuốc sẽ gây hại cho thai nhi hoặc nếu có thì cũng chưa đủ ý nghĩa thống kê để đưa ra kết luận chính xác. Như vậy, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào bác sĩ cũng như tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, khi cái lợi nhiều hơn cái hại, các bác sĩ sẽ kê đơn.

Một điều nhỏ nữa có thể thúc đẩy các bác sĩ kê đơn thuốc, đó là nồng độ hoạt chất trong thuốc nhỏ mắt là nồng độ thấp nhất trong các dược phẩm. Do vậy nồng độ thuốc trong máu cung cấp cho rau thai cũng là bé nhất so với các thuốc khác hay đường dùng khác. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, liều thích hợp là điều mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều thấy yên tâm.

Nếu phải xếp loại độc tính của các thuốc nhỏ mắt đối với thai thì chúng ta sẽ theo thứ tự giảm dần sau đây: các thuốc chống virus, các thuốc kháng nấm, các thuốc điều trị glaucom, các thuốc chống viêm không có steroid, các thuốc chống viêm bản chất corticoid, các kháng sinh, các sản phẩm còn lại.

Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể như đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, tắc mạch máu võng mạc... thì vẫn phải dùng thuốc. Trong những trường hợp bất khả kháng, bệnh tật có thể làm giảm thị lực hoặc mù lòa, chúng ta nên đi khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người nắm rõ tình trạng bệnh, cân nhắc giữa lợi và hại để quyết định dùng thuốc. Mặt khác với thuốc nhỏ mắt, nồng độ hoạt chất trong thuốc nhỏ mắt là nồng độ thấp nhất trong các dược phẩm. Do vậy, nồng độ thuốc trong máu cung cấp cho rau thai cũng là ít nhất so với các thuốc khác hay đường dùng khác. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, liều thích hợp là điều mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều thấy yên tâm.

Nếu phải xếp loại độc tính của các thuốc nhỏ mắt đối với thai nhi thì chúng ta sẽ theo thứ tự giảm dần sau đây: các thuốc chống virus, các thuốc kháng nấm, các thuốc điều trị glocom, các thuốc chống viêm không có steroid, các thuốc chống viêm corticoid, các kháng sinh...
More aboutMang thai có nên dùng thuốc nhỏ mắt không?

Mang thai có nên dùng điện thoại không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng điện thoại không?  Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tác hại của bức xạ điện thoại đến thai nhi

Cuộc sống hiện đại, chiếc điện thoại di động trở thành người bạn không rời của con người, trong đó, các thai phụ cũng không ngoại lệ. Cho dù không sử dụng, họ cũng thường xuyên cầm điện thoại trên tay, hoặc cho vào túi y phục. Các bà mẹ có biết rằng mặc dù bức xạ của điện thoại không bằng máy vi tính nhưng nếu tính về tần suất sử dụng thì thời gian dùng điện thoại còn dài hơn so với dùng máy vi tính. ở những thời kỳ mang thai khác nhau, ảnh hưởng của bức xạ cũng khác nhau.
Mang thai có nên dùng điện thoại không?

Ở 3 tháng đầu, thai nhi nằm trong thời kỳ phôi thai, nếu thai phụ thường xuyên chịu ảnh hưởng của bức xạ điện thoại có thể dẫn đến khiếm khuyết trong quá trình hình thành các chi của thai nhi, hoặc nghiêm trọng hơn là thai nhi bị dị dạng. Nghiên cứu cho biết, điện thoại di động cũng phát ra bức xạ điện ly ở mức thấp. Bức xạ điện ly đến từ nguồn phóng xạ tương tự như tia X, phương pháp trị liệu phóng xạ hay trong quá trình chụp CT, loại bức xạ này đã được xác định là gây hại cho thai nhi. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, ảnh hưởng nguy hiểm của bức xạ lớn hơn rất nhiều so với các thời kỳ khác. Vì vậy, để thai nhi được khỏe mạnh, các bà mẹ nên hết sức tránh dùng điện thoại trong thời kỳ này.

Ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 8, đây là thai kỳ hình thành thai nhi. Lúc này, bức xạ của điện thoại sẽ là giảm khả năng miễn dịch của thai nhi, sau khi thai nhi chào đời, cơ thể sẽ yếu ớt, miễn dịch kém.

Mang thai có nên dùng điện thoại không?

Không nên sử dụng điện thoại liên tục

- Nhiều mẹ bầu có thói quen chơi game trên điện thoại nhưng lưu ý là các mẹ không nên dán mắt vào màn hình điện thoại liên tục trong nhiều giờ, mỗi lần chơi không nên quá 30 phút, sau đó nên để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn, trong thời gian chơi thì các mẹ có thể tắt sóng điện thoại để hạn chế các tác động của bức xạ.

- Nên hạn chế các cuộc đàm thoại dài, có thể chuyển sang hình thức nhắn tin hoặc nếu có nhiều chuyện để chia sẻ với người thân, bạn bè thì các mẹ có thể sử dụng điện thoại bàn thay vì điện thoại di động.

Tránh xa điện thoại trong lúc ngủ

- Khi ngủ, các mẹ bầu không nên để điện thoại dưới gối hoặc gần ngay đầu nằm mà nên để điện thoại tránh xa một chút, tốt nhất là khi ngủ các mẹ nên tắt điện thoại để cho não được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện thoại, để cho mẹ và bé có giấc ngủ ngon.

- Trước khi đi ngủ các mẹ cũng nên tránh dùng điện thoại vì sóng bức xạ của điện thoại tác động lên não bộ sẽ làm cho mẹ khó ngủ hơn.

Những mẹo giúp bạn cai điện thoại:

- Chỉ dùng điện thoại khi đường truyền tốt.

- Đường truyền càng mập mờ, đứt quãng thì điện thoại càng phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để truyền thông tin đến người nghe. Khi đó các bức xạ được phóng thích nhiều hơn và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn. Vì vậy chỉ nên sử dụng điệnt hoại khi được nạp pin đầy đủ và có tín hiệu sóng mạnh.

- Hạn chế mang điện thoại ngay bên người.

- Nếu được, bạn hãy để điện thoại trong ví hoặc túi xách và đừng nên để trong túi áo ngay ngực hoặc túi quần.

- Dù vậy, không có điện thoại vẫn an toàn hơn. Điện thoại có đắt tiền đến đâu cũng không hứa hẹn sẽ an toàn cho bạn.

- Tránh xa điện th oại đã khởi động. Tốt nhất là tránh xa mọi điện thoại trong phạm vi 15cm từ ăng-ten phát sóng của chúng.

- Dùng tai nghe chất lượng tốt. Tai nghe có dây đeo sẽ giúp bạn giữ điện thoại di động xa cơ thể hơn. Tuy nhiên một chiếc tai nghe không tốt rất có thể trở thành ăng-ten dẫn sóng và bức xạ trực tiếp đến não bộ người mẹ.
More aboutMang thai có nên dùng điện thoại không?

Mang thai có nên dùng mật ong không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng mật ong không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Mang thai có nên dùng mật ong không?

Mật ong là hỗn hợp của một số loại đường và các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm, magie, các loại vitamin… Tuy nhiên, trong mật ong thường xuyên có sự hiện hiện của các nội bào tử không hoạt động botulinum. Bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tuổi, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, chưa đủ khả năng “xử lý”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ bào tử clostridium botulinum có thể cũng sẽ gây hại cho thai kỳ của mình.
Mang thai có nên dùng mật ong không?

Thực tế, theo các chuyên gia, uống mật ong khi mang thai khó có thể ảnh hưởng được tới thai nhi, do các bào tử này đã bị “vô hiệu hóa” bởi hệ thống tiêu hóa “trưởng thành” của mẹ. Không những không gây hại, bà bầu uống mật ong còn dành được khá nhiều lợi ích.

– “Thần dược” cho da: Chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, mật ong có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình “thay áo” mới cho da mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng mật ong như một lớp kem dưỡng, giúp da mịn màng hơn.

– “Tường thành” bảo vệ cơ thể: Mật ong có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống mật ong có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu… Ngoài ra, mật ong cũng giúp mẹ nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa những triệu chứng cảm cúm thông thường.

– Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Chứa nhiều chất dinh dưỡng, mật ong được xếp vào hàng “siêu phẩm” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não.

Một điều lưu ý khi mẹ bầu uống mật ong là không nên uống quá nhiều. Với thành phần là fructose, mật ong có thể gây ít nhiều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu bạn quá lạm dụng.

Cách sử dụng mật ong cho bà bầu

Cách sử dụng mật ong cho bà bầu cũng rất đơn giản. Mõi ngày chỉ cần pha 2 thìa mật ong với nước khoảng 35 độ uống mõi ngày 2 lần. Tốt nhất nên uống trước bửa ăn từ 15-20 phút.

Các bà bầu cũng đừng nên lo lắng khi mắc cá bệnh chuyển mùa như: cảm, sốt, nhứt đầu, ho, sổ mũi,… mà không được dùng thuốc. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Dùng 1 quả chanh tươi khía múi khế bên ngoài lớp vỏ, ngâm với vài thìa mật ong từ 1-2 giờ sau đó ngậm. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp mật ong với chanh, quất đem hấp cách thủy cho đến khi hỗn hợp sánh lại như siro, dùng ngày 3 lần mõi lần 2 muỗng cà phê.

Ngoài ra các bà bầu có thể dùng mật ong bôi trực tiếp lên da giúp da mịn, giảm nám và rạn, tái tạo tế bào mới,…

Những lưu ý khi sử dụng mật ong cho bà bầu

Phụ nữ mang thai có nhu cầu về thành phần dinh dưỡng phải rất phong phú, do đó ngoài việc uống lượng mật ong thích hợp ra, còn có thể lựa chọn một số các sản phẩm bổ máu và bổ sung canxi, để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao.
More aboutMang thai có nên dùng mật ong không?

Mang thai có nên dùng gel bôi trơn không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Mang thai có nên dùng gel bôi trơn không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Mang thai có nên dùng gel bôi trơn không?

Hiện tượng “vùng kín” trở nên “khô hạn” hơn trong quá trình mang thai là một trong những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân cúa hiện tượng này là do sự thay đổi hàm lượng hormones trong cơ thể phụ nữ khiến cho âm đạo trở nên khô hạn hơn.

Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cũng có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như hay lo lắng, stress, mệt mỏi… làm giảm hứng thú trong “chuyện ấy”. Những thay đổi về cơ thể như xuất hiện những vệt da sậm màu ở vùng bụng dưới, rạn da, da vùng ngực sậm màu nhất là ở hai đầu ngực có thể khiến phụ nữ mất tự tin, ngại gần chồng. Ở nhiều phụ nữ, trong tam cá nguyệt đầu và cuối của thai kỳ, nhu cầu gần chồng có thể bị suy giảm nhiều hơn do lo sợ xảy thai. Khi không sẵn sàng cho “chuyện yêu”, sự khô hạn nơi vùng kín tất yếu xảy ra.
Mang thai có nên dùng gel bôi trơn không?

Để khắc phục, chị em có thể thổ lộ với chồng để cải thiện tình hình bằng những cách “giao ban” mới thú vị với “đối tác”, kéo dài thời gian dạo đầu, … Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể khắc phục bằng một chế độ dinh dưỡng giàu các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12). Đây là nhóm vitamin có khả năng hỗ trợ đắc lực nhất giúp khắc phục “khô hạn vùng kín”.

Luu ý, âm đạo của phụ nữ rất nhạy cảm nên với một số người, viêm nhiễm và dị ứng có thể xảy ra. Bởi vậy, khi sử dụng gel bôi trơn, nếu có cảm giác nóng rát, khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngay. Với những người có tiền sử bị nấm âm đạo thì không nên sử dụng do thuốc bôi trơn có tác dụng làm ẩm, có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Không chỉ phụ nữ lớn tuổi bước vào giai đoạn mãn kinh mới cảm thấy chỗ "ấy" quá khô. Thực tế, nhiều bạn gái trẻ vừa lập gia đình cũng khó có thể điều tiết được loại "dầu nhờn" này, khiến cả vợ lẫn chồng lúng túng khi vào cuộc.

Những tư thế "giao lưu" dễ dàng khi mang thai

Theo các chuyên gia, dây cũng là tư thế rất hoàn hảo cho các bà bầu ngay từ khi mới mang thai cho đến hết giai đoạn thai kỳ nếu những tư thế này quá khó khăn đối với bạn và người ấy có thể tham khảo loại gel bôi trơn cho phụ nữ mang thai theo ý kiến bác sĩ nhé.

-    Nằm nghiêng sang một bên : Tư thế này rất đơn giản, có nghĩa là thai phụ sẽ nằm trước quay lưng lại với đối tác. Tư thế này rất đơn giản, dễ chịu và an toàn.
-    Vợ quỳ bằng cách chống tay xuống, chồng quỳ đằng sau vợ. Tư thế này sẽ khiến cho cả hai cảm thấy dễ chịu hơn.
-    Vợ nằm ngửa ở mép giường, người chồng có thể đứng dưới giường. Tư thế này giúp vợ không bị sức ép của chồng lên bụng.
-    Chồng ngồi trên ghế, vợ ngồi trên chồng, quay mặt đối diện hoặc quay lưng lại, chân để dưới sàn nhà. Tư thế này giúp người vợ điều khiển được mức độ thâm nhập của ông xã.

Bên cạnh những cách « giao ban » trên, bạn và đối tác cũng có thể tìm ra những tư thế mới, miễn sao cả hai đều cảm thấy thoải mái và an toàn cho thai nhi. Và tôi xin nhắc lại nếu bạn muốn dùng gel bôi trơn cho phụ nữ mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.
More aboutMang thai có nên dùng gel bôi trơn không?

Mang thai có nên dùng vitamin e không?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc mang thai có nên dùng vitamin e không? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Vitamin E là gì?

Vitamin E là một trong những chất nằm trong nhóm vitamin và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa (trong những trường hợp cụ thể, nếu thiếu có thể gây ra những bất thường cho cơ thể). Ví dụ phụ nữ khi mang thai những tháng đầu, nếu thiếu vitamin B9 (acid folic) có thể sẽ gây bất thường về ống thần kinh. Như vậy, tuy vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng...., ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người.
Mang thai có nên dùng vitamin e không?

Mang thai có nên dùng vitamin e không?

Vitamin E là một dưỡng chất quan trong nằm trong nhóm vitamin với chức năng chính là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa. Tuy không phải là chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất rất quan trọng trong quá trình này. Vitamin E còn có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình lão hóa, giúp da và tóc mịn màng. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng đặc biệt đối với phụ nữ đang mang bầu.

Vitamin E có tác dụng giảm tỷ lệ sẩy thai và sinh non ở phụ nữ đang mang thai. Trong quá trình hấp thụ vào cơ thể, vitamin E đã trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể, góp phần làm thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non.

Các chuyên gia lâm sàng thuộc Trung tâm y tế trường Đại học Rotterdam (Newzealand) đã khẳng định rằng, chỉ cần một lượng nhỏ chất phụ gia của vitamin E trong quá trình mang thai cũng làm cho nguy cơ dị tật và các bệnh về tim của trẻ sơ sinh cao gấp 9 lần so với bình thường.

Vitamin E có trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau như: đào, lê, dầu ô liu. Chúng rất tốt cho sức khỏe của con người. Các bác sỹ khuyến cáo rằng, sẽ rất an toàn cho các bà bầu khi hấp thụ vitamin E từ các loại thực phẩm và hoa quả nguyên chất có kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng.

Vitamin E sẽ không có tác dụng phụ nếu sử dụng ở liều thông thường. Nhưng khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.
Khi sử dụng vitamin E, bạn không nên dùng chung với một số loại thuốc khác, vì  vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống động gây chảy máu. Khi dùng chung với Aspirin vitamin E có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu của Aspirin.
More aboutMang thai có nên dùng vitamin e không?